Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công – Phố Đồ Gỗ

Chào các bạn. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tất cả mọi thứ về vị hổ tướng Quan Công nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa. Ông là vị tướng quân được biết tới nhiều nhất tại Đông Nam Á.

Bài viết khá dài nên mời bạn ấn vào Mục lục bên dưới để chọn phần bạn muốn đọc.

[external_link_head]

1, Quan Công là ai?

Tên thật của ông là Quan Vũ còn được gọi là Quan Công. Ông có tự là Quan Vân Trường. Những tên khác như Trường Sinh, Mỹ Nhiêm Công, Quan Đế cũng đều là chỉ tới ông.

Ông sinh vào khoảng năm 160 – 162. Năm sinh của ông không được sử sách ghi chép chính xác. Ông mất vào năm 220.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Quê quán của ông là ở Huyện Giải, Quận Hà Đông. Nay là Vận Thành, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông mất tại Lâm Tự, Kinh Châu. Nay là Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Cha ông là Quan Nghị, ông có hai người con là Quan Bình và Quan Hưng.

Ông là một vị tướng quân rất giỏi và đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán với vị Vua là Lưu Bị. Ông là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nhạc Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.

Ông xuất hiện trong tác phẩm lịch sử nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sau này thì ông còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm nghệ thuật như kịch, chèo, truyện, phim ảnh, … Ông được xuất hiện với hình ảnh cao tới 2 mét, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài 50 cm, oai phong lẫm liệt. Tay ông cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng tới 50 kg, cưỡi ngựa xích thố.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Trong dân gian, mọi người coi ông là một biểu tượng của tính hào hiệp trượng nghĩa, ghét kẻ xấu và luôn đứng ra bênh vực người yếu. Ông cũng là một hình ảnh của tính trung thành, chính trực.

Ông được sinh ra trong gia đình nghèo nhưng ông vẫn được học cả văn cả võ. Thời niên thiếu, ông làm nghề bán đậu phụ. Do tính hào hiệp, bênh vực kẻ yếu của mình mà ông phạm tội giết người. Ông đã phải bỏ quê hương tới quận Trác để sống.

Tại đây, ông đã gặp được Lưu Bị và Trương Phi. Ba người đã kết nghĩa huynh đệ thề chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Giờ vẫn còn nhiều tác phẩm nghệ thuật kể lại câu chuyện ba người kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào hay còn được gọi là “đào viên kết nghĩa”.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Sau này, khi Lưu Bị gặp được Khổng Minh thì Quan Công cùng Khổng Minh đã trở thành hai cánh tay đắc lực phò trợ cho Lưu Bị lập lên nhà Thục Hán. Khi ông mất, Ông được người đời phong là Thánh Võ. Khổng Minh được phong là Thánh Văn.

2, Ý nghĩa của tượng Quan Công

Trước kia, Quan Công là một vị tướng quân hào hiệp trượng nghĩa, luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ dân lành. Ngày nay, mọi người coi tượng Quan Công giống như một vật phẩm phong thủy để bảo vệ gia đình, người thân giúp họ mang tới cuộc sống bình an và phước lành.

Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng tượng Quan Công để trưng bày trong nhà. Tượng Quan Công được đặt ở những vị trí có sao xấu chiếu tới để Ngài có thể che chở, giúp đỡ gia chủ hóa giải hung khí, sát khí.

Đối với những hướng nhà xấu thì mọi người sử dụng tượng Quan Công hướng thẳng mặt ra cửa chính để ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà. Gia chủ nên lựa chọn bức tượng Quan Công có thần thái dữ dằn một chút vì như thế sẽ có nhiều năng lượng để bảo vệ gia đình hơn.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Ngoài ra, khi có tượng Quan Công ở trong nhà sẽ giúp cho tình cảm gia đình luôn hòa thuận, êm ấm và công việc làm ăn của người Cha sẽ rất thuận lợi, may mắn.

Rất nhiều người sử dụng tượng Quan Công để trưng bày tại nhà riêng, cửa hàng hay văn phòng, công ty. Tùy theo công việc của từng người mà quan niệm của mỗi người lại khác nhau.

● Đa phần người dân bình thường đều coi Ngài như một vị thần Hộ mạng, bảo vệ bản thân. Vì thế mà sử dụng những món đồ như móc khóa hình Quan Công, vòng cổ Quan Công, …

● Giới thương nhân, người kinh doanh thì coi Quan Công như thần tài. Vốn dĩ có ý nghĩa này vì thời niên thiếu, ông có làm nghề bán đậu phụ.

● Giới văn sĩ, học giả, tri thức thì họ coi ông là thần văn học. Họ sử dụng tượng Quan Công đọc sách, miêu tả hình ảnh Quan Công cầm cuốn Kim Xuân Thu. Đặt tượng Quan Công đọc sách ở bàn làm việc, bàn học sẽ giúp gia chủ có những kế sách hay, tinh thần thép và ý trí kiên cường. Con cháu sau này cũng được lộc học hành giỏi giang, văn võ song toàn.

● Giới quân sự, quân nhân trong quân đội coi ông thì như một vị thần bảo vệ bản mệnh.

● Đối với những nhà lãnh đạo, chức quyền cao thì họ coi ông như một vị thần giúp họ có thêm sự kính nể của cấp dưới. Họ tin rằng Quan Công sẽ phò trợ giúp họ tránh được việc tiểu nhân dùng thủ đoạn hãm hại.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

3, Vị trí trưng bày tượng Quan Công phong thủy

Tượng Quan Công là một bức tượng phong thủy có năng lượng rất mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ gia đình và hóa giải hung khí, sát khí. Vì thế mà gia chủ có thể đặt ở tất cả các hướng chỉ cần tránh những vị trí không trang nghiêm, gây bất kính với Ngài.

Nếu gia chủ đặt tượng ở hướng tốt thì sẽ có nhiều may mắn hơn, còn nếu gia chủ đặt ở hướng xấu thì sẽ được Ngài che chở, hóa giải hướng xấu đó.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Những vị trí hay được mọi người sử dụng để trưng bày tượng Quan Công nhất là:

● Đặt tại phòng khách, đối diện với cửa chính và hướng mặt tượng ra cửa chính. Mục đích của vị trí này là giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà. Đây là vị trí đặc biệt tốt với những gia đình có hướng nhà xấu. Đặt tượng Quan Công như vậy sẽ giúp Ngài hóa giải hướng xấu này, ngăn chặn hung khí, sát khí vào nhà.

● Đặt tượng Quan Công ở phía sau lưng bàn làm việc. Đây là một vị trí giúp gia chủ được thuận lợi trong làm ăn, tránh được tiểu nhân hãm hại, tăng thêm uy quyền của mình đối với cấp dưới.

● Đặt tượng Quan Công ở hướng Tây Bắc và quay mặt tượng ra cửa. Đây là vị trí giúp cho Quan Công có thể canh chừng những người ra vào nhà giúp gia chủ.

Đó là những cách trưng bày tượng Quan Công đơn giản mà nhiều người áp dụng. Chúng tôi xin giới thiệu một cách trưng bày tượng Quan Công theo cung mệnh của gia chủ. Cách làm này phức tạp hơn nhưng cũng linh nghiệm hơn rất nhiều.

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Các hướng trong nhà được chia làm 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc.

Tùy theo Cung Phi của từng người mà mỗi hướng lại ứng với 8 hướng trong Bát Trạch khác nhau là: Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh.

Cung Phi có 8 cung là Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Càn, Khôn, Tốn, Chấn. Để xác định được 8 hướng Bát Trạch của bản thân thì gia chủ cần phải biết Cung Phi của mình. Mời bạn xem bảng sau:

Bảng tra Cung Phi của từng người theo năm sinh Âm lịch

Năm sinh

Năm âm lịch

Mệnh Cung Phi nam

Mệnh Cung Phi nữ

1924

Giáp Tý

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1925

Ất Sửu

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1926

Bính Dần

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1927

Đinh Mão

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1928

Mậu Thìn

Ly Hoả

Càn Kim

1929

Kỷ Tỵ

Cấn Thổ

Đoài Kim

1930

Canh Ngọ

Đoài Kim

Cấn Thổ

1931

Tân Mùi

Càn Kim

Ly Hoả

1932

Nhâm Thân

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1933

Quý Dậu

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1934

Giáp Tuất

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1935

Ất Hợi

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1936

Bính Tý

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1937

Đinh Sửu

Ly Hoả

Càn Kim

1938

Mậu Dần

Cấn Thổ

Đoài Kim

1939

Kỷ Mão

Đoài Kim

[external_link offset=1]

Cấn Thổ

1940

Canh Thìn

Càn Kim

Ly Hoả

1941

Tân Tỵ

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1942

Nhâm Ngọ

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1943

Quý Mùi

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1944

Giáp Thân

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1945

Ất Dậu

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1946

Bính Tuất

Ly Hoả

Càn Kim

1947

Đinh Hợi

Cấn Thổ

Đoài Kim

1948

Mậu Tý

Đoài Kim

Cấn Thổ

1949

Kỷ Sửu

Càn Kim

Ly Hoả

1950

Canh Dần

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1951

Tân Mão

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1952

Nhâm Thìn

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1953

Quý Tỵ

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1954

Giáp Ngọ

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1955

Ất Mùi

Ly Hoả

Càn Kim

1956

Bính Thân

Cấn Thổ

Đoài Kim

1957

Đinh Dậu

Đoài Kim

Cấn Thổ

1958

Mậu Tuất

Càn Kim

Ly Hoả

1959

Kỷ Hợi

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1960

Canh Tý

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1961

Tân Sửu

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1962

Nhâm Dần

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1963

Quý Mão

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1964

Giáp Thìn

Ly Hoả

Càn Kim

1965

Ất Tỵ

Cấn Thổ

Đoài Kim

1966

Bính Ngọ

Đoài Kim

Cấn Thổ

1967

Đinh Mùi

Càn Kim

Ly Hoả

1968

Mậu Thân

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1969

Kỷ Dậu

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1970

Canh Tuất

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1971

Tân Hợi

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1972

Nhâm Tý

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1973

Quý Sửu

Ly Hoả

Càn Kim

1974

Giáp Dần

Cấn Thổ

Đoài Kim

1975

Ất Mão

Đoài Kim

Cấn Thổ

1976

Bính Thìn

Càn Kim

Ly Hoả

1977

Đinh Tỵ

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1978

Mậu Ngọ

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1979

Kỷ Mùi

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1980

Canh Thân

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1981

Tân Dậu

Khảm Thuỷ

Khôn Thổ

1982

Nhâm Tuất

Ly Hoả

Càn Kim

1983

Quý Hợi

Cấn Thổ

Đoài Kim

1984

[external_link offset=2]

Giáp Tý

Đoài Kim

Cấn Thổ

1985

Ất Sửu

Càn Kim

Ly Hoả

1986

Bính Dần

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1987

Đinh Mão

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1988

Mậu Thìn

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1989

Kỷ Tỵ

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1990

Canh Ngọ

Khảm Thuỷ

Cấn Thổ

1991

Tân Mùi

Ly Hoả

Càn Kim

1992

Nhâm Thân

Cấn Thổ

Đoài Kim

1993

Quý Dậu

Đoài Kim

Cấn Thổ

1994

Giáp Tuất

Càn Kim

Ly Hoả

1995

Ất Hợi

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

1996

Bính Tý

Tốn Mộc

Khôn Thổ

1997

Đinh Sửu

Chấn Mộc

Chấn Mộc

1998

Mậu Dần

Khôn Thổ

Tốn Mộc

1999

Kỷ Mão

Khảm Thuỷ

Cấn Thổ

2000

Canh Thìn

Ly Hoả

Càn Kim

2001

Tân Tỵ

Cấn Thổ

Đoài Kim

2002

Nhâm Ngọ

Đoài Kim

Cấn Thổ

2003

Quý Mùi

Càn Kim

Ly Hoả

2004

Giáp Thân

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

2005

Ất Dậu

Tốn Mộc

Khôn Thổ

2006

Bính Tuất

Chấn Mộc

Chấn Mộc

2007

Đinh Hợi

Khôn Thổ

Tốn Mộc

2008

Mậu Tý

Khảm Thuỷ

Cấn Thổ

2009

Kỷ Sửu

Ly Hoả

Càn Kim

2010

Canh Dần

Cấn Thổ

Đoài Kim

2011

Tân Mão

Đoài Kim

Cấn Thổ

2012

Nhâm Thìn

Càn Kim

Ly Hoả

2013

Quý Tỵ

Khôn Thổ

Khảm Thuỷ

2014

Giáp Ngọ

Tốn Mộc

Khôn Thổ

2015

Ất Mùi

Chấn Mộc

Chấn Mộc

2016

Bính Thân

Khôn Thổ

Tốn Mộc

2017

Đinh Dậu

Khảm Thuỷ

Cấn Thổ

2018

Mậu Tuất

Ly Hoả

Càn Kim

Sau khi xác định được cung phi, các bạn có thể xác định các hướng Bát Trạch của mình theo bảng sau:

Quan Công là ai? Ý nghĩa, cách trưng bày và cách thờ Quan Công - Phố Đồ Gỗ

Xin cảm ơn [external_footer]