Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe đến hai khái niệm quan trọng là “mục tiêu” và “mục đích”. Nhưng chúng thực sự khác nhau như thế nào? Và tại sao cần hiểu rõ về chúng? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi đó để giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của “mục tiêu” và “mục đích” trong cuộc sống hàng ngày.
Mục tiêu: Điểm đến trong quá trình
Mục tiêu được coi là các bước cần thiết để đạt được mục đích. Không thể đạt được mục đích mà không có mục tiêu. Tưởng tượng mục đích là đích đến cuối cùng, thì mục tiêu chính là những đường dẫn để đạt được mục đích đó. Nếu mục tiêu không được xác định rõ ràng, thì con đường để đạt tới mục đích sẽ trở nên khó khăn hơn.
Với mục tiêu, nếu đưa ra một mục tiêu quá rõ ràng, sẽ khiến cho số lượng “mục tiêu” cần thực hiện để hướng tới mục đích tăng lên, và việc đạt tới mục đích sẽ trở nên khó khăn hơn.
Mục đích: Ý muốn trong tầm tay
Mục đích là ý muốn hoặc ý nghĩa trừu tượng hơn. Nếu mục đích làm cho thế giới trở nên hòa bình và hạnh phúc, thì mục tiêu chính là những hành động cụ thể để đạt được mục đích đó. Vì vậy, nếu mục tiêu không phải là những phương pháp hay thủ thuật rõ ràng thì sẽ không thể xây dựng được con đường hướng tới mục đích.
Chính với mục đích, chúng ta biết được hành động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu. Hơn nữa, khi hoàn thành mục tiêu, nếu bạn cảm nhận được mình đang tiến gần tới mục đích hơn, thì chắc chắn bạn đang đi đúng con đường của mình.
Mục tiêu và mục đích: Quá trình và Điểm đến
Mục tiêu là con đường để đạt được mục đích, vì vậy nó chính là quá trình. Sau khi hoàn thành một mục tiêu, hãy xem lại phương hướng bạn đang đi có tiến gần hơn tới mục đích hay không, sau đó xác định mục tiêu tiếp theo và thực hiện, chỉ cần như vậy bạn đã có thể đạt được mục đích của mình.
Để đạt được mục đích, vấn đề cần làm sáng tỏ chính là mục tiêu. Số lượng vấn đề cần giải quyết tùy thuộc vào năng lực và mục đích của mỗi người.
Mục tiêu có nhiều, nhưng mục đích chỉ có một
Trong khi xác định và thực hiện “mục tiêu” để hướng tới “mục đích”, thì số lượng mục tiêu không bị giới hạn. Hơn nữa, sau khi hoàn thành một mục tiêu, con đường dẫn tới mục đích có thể sẽ rẽ ra nhiều nhánh khác nhau.
Tùy theo năng lực và mục đích của mỗi người, thì cách tiếp cận mục đích cũng khác nhau. Có người hoàn thành một mục tiêu lớn để nhảy vọt một bước tới mục đích, nhưng cũng có người thiết lập những mục tiêu nhỏ, hoàn thành từng mục tiêu một để đi các bước vững chắc đến mục đích.
Tuy nhiên, điều quan trọng là “Bắt cả hai tay tuột ngay cả cặp”. Đúng vậy, nếu hướng tới cùng lúc nhiều mục đích, thì việc đưa ra mục tiêu sẽ khó khăn. Hướng tới chỉ một mục đích, và đưa ra những mục tiêu cần thiết rồi hoàn thành mới là điều quan trọng.
Đừng từ bỏ mục tiêu, nhưng đừng bỏ mục đích
Có trường hợp sau khi hoàn thành một mục tiêu bạn không hề tiến lại gần hơn tới mục đích. Cũng có trường hợp nếu hoàn thành một mục tiêu khác sẽ giúp bạn đạt được mục đích nhanh hơn so với mục tiêu bạn đang thực hiện. Để đạt được mục đích to lớn thì việc xác định rõ ràng phương hướng đi, và đổi mới mục tiêu liên tục cũng rất cần thiết.
Dẫu thất bại trong việc thực hiện một mục tiêu lớn, thì việc không đánh mất mục đích rất quan trọng. Chỉ cần không đánh mất mục đích thì bạn vẫn còn cơ hội để thử các cách tiếp cận mục đích khác.
Mục đích có trước mục tiêu
Mục tiêu là quá trình để tiến tới mục đích, vì vậy nếu không thể hoàn thành mục tiêu thì sẽ không thể tiến gần tới mục đích. Cần hướng tới mục đích và xây dựng những mục tiêu cần hoàn thành. Mục tiêu không cần phải quá lớn, hãy xây dựng mục tiêu trong phạm vi bản thân có thể thực hiện, không đánh mất mục đích và cố gắng hoàn thành các mục tiêu đó.
Trong quá trình hoàn thành mục tiêu, có thể cách nhìn nhận và cách tiến tới mục đích sẽ thay đổi, vì vậy không được quên việc xác nhận lại mục đích rồi hành động.
Lời bình:
Ý nghĩa của “mục đích” và “mục tiêu” hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khi hướng tới mục tiêu, mục đích lớn, chúng ta thường nhầm lẫn giữa ý nghĩa của hai từ. Kết cục, sau khi hoàn thành xong mục tiêu thì bạn thường có cảm giác trống rỗng, thất vọng vì kết quả hoàn toàn trái ngược với mục đích vẽ ra từ đầu.
Không đánh mất mục đích, nỗ lực hướng tới mục tiêu, bạn sẽ thu được những thành quả đầu tiên, vì vậy hãy nhận thức rõ ràng sự khác nhau giữa “mục tiêu” và “mục đích”, sau đó hãy kết nối với những hành động thường ngày.
Với sự phân tích như trên, chúc tất cả các thầy cô giáo có mục đích giảng dạy tốt nhất và mục tiêu học tập của các em học sinh rõ ràng hơn. Chúc mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường THCS Đa Tốn trở thành ngôi trường hạnh phúc.