GPT (ALT) là một trong 4 chỉ số men gan quan trọng phản ánh tình trạng tổn thương gan. Tùy vào độ nặng nhẹ của bệnh, mà GPT sẽ tăng lên đến một mức độ nhất định. Vậy chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm? Những thông tin trong bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Chỉ số GPT là gì?
Trước khi muốn biết chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm thì chúng ta nên tìm hiểu nó là gì và có liên quan gì tới chức năng gan.
[external_link_head]
GPT còn được gọi là ALT – Cụm từ viết tắt của enzyme Alanine aminotransferase. Đây là một loại enzyme đặc trưng ở các tế bào gan. Ngoài ra, nó cũng tồn tại với số lượng ít tại thận, tim, cơ xương.
ALT là chất xúc tác quá trình chuyển đổi axit amin Alanine thành L-glutamate và cả Pyruvate. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò là chất trung gian quan trọng giúp sản xuất ra năng lượng tế bào.
[external_link offset=1]
Chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm là thắc mắc của khá nhiều người
Với người khỏe mạnh bình thường thì nồng độ chỉ số GPT trong máu thường thấp và giữ ổn định. Nếu tế bào gan bị phá hủy thì enzyme Alanine aminotransferase mới được giải phóng vào máu với số lượng lớn, qua đó khiến GPT tăng lên.
Chính vì vậy, xét nghiệm GPT thường được áp dụng để phát hiện các tổn thương gan do yếu tố bệnh lý, chấn thương hoặc là do tác dụng phụ của thuốc. Nhất là các bệnh viêm gan, xơ gan,… thường gây suy giảm nghiêm trọng chức năng gan.
Xét nghiệm GPT có thể được chỉ định đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với một số xét nghiệm khác để có thể đánh giá chính xác nhất chức năng và gan bị tổn thương, chẳng hạn như AST.
Chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số GPT trong máu nếu nằm ở giới hạn cho phép (20-40 UI/L) thì được cho là bình thường. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn không phải gặp phải bệnh lý về gan.
Vậy chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm? Câu trả lời là khi nó đạt trên 200 UI/L. Lúc này GPT đã tăng rất cao, nó chính là dấu hiệu cảnh báo:
[external_link offset=2]
- Bệnh viêm gan virus cấp hoặc mạn tính.
- Tổn thương nghiêm trọng tại gan do thuốc, chất độc.
- Tế bào gan bị hoại tử, trụy mạch kéo dài.
Các tác nhân làm chỉ số GPT trong máu tăng
Trong bệnh viêm gan cấp tính, chỉ số GPT máu thường duy trì ở mức cao liên tục trong khoảng 1 – 2 tháng. Tiếp sau đó, vào 3 – 6 tháng sau, nồng độ này sẽ trở về mức bình thường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GPT
Kết quả xét nghiệm GPT trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Thuốc điều trị: Gồm thuốc chống co giật, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ức chế quá trình lên men chuyển hóa angiotensin, thuốc thiazid giúp lợi tiểu, thuốc tránh thai, Acetaminophen, allopurinol, hay Trifluoperazine và Metronidazol.
- Chấn thương xảy ra tại cơ xương, tim khi làm việc hay tập thể dục quá gắng sức và phải tiêm thuốc vào mô cơ.
- Một số loại thực phẩm chức năng cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GPT.
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho độc giả, nhất là những ai đang nghi ngờ mình mắc các bệnh lý về gan.[external_footer]