Chương trình thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) là chương trình cắt giảm thuế quan trong quan hệ thương mại nội bộ giữa các nước ASEAN xuống còn 0 – 5% trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 0976080346 và hoàn thành vào ngày 0976080346.
1. Chương trình thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) là gì ?
Chương trình thuế ưu đãi có hiệu lực chung được đưa ra trong Hiệp định chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được kí kết vào ngày 0976080346 giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo chương trình này, phạm vi sản phẩm được đưa ra và áp dụng gồm: tất cả các sản phẩm chế tạo kể cả sản phẩm cơ bản, chế biến và những sản phẩm nằm ngoài định nghĩa “hàng nông sản” được quy định trong Hiệp định. Nông sản sẽ được loại trừ khỏi chương trình CEPT.
[external_link_head]
Về tiến trình thực hiện, CEPT được thực hiện theo hai bước cơ bản như sau: giảm các mức thuế quan hiện nay xuống còn 20% trong thời hạn 5 – 8 năm, kể từ ngày 0976080346 tuỳ thuộc vào chương trình cắt giảm thuế quan do từng quốc gia thành viên quy định và sẽ được thông báo khi được công bố vào lúc bắt đầu chương trình; tiếp đó, giảm mức thuế 20% hoặc thấp hơn trong thời hạn 7 năm. Mức cắt giảm tối thiểu là 5% lượng được cắt giảm.
2. Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là gì ?
Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là hiệp định được kí kết vào năm 1992 (sửa đổi năm 1995) giữa các nước thành viên ASEAN quy định việc giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN. Theo hiệp định này, mức thuế quan giảm xuống còn từ 0 – 5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm bắt đầu từ ngày 0976080346 và hoàn thành vào ngày 0976080346.
Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm chế tạo, kể cả sản phẩm cơ bản và sản phẩm nông sản trừ những sản phẩm được các nước thành viên đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn.
Ngày 0976080346 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, ngay sau đó, ngày 0976080346 Việt Nam đã kí nghị định thư về việc gia nhập của Việt Nam vào Hiệp định CEPT. Là một trong các thành viên mới của ASEAN, Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT vào ngày 0976080346 và hoàn thành vào ngày 01.01.2006.
[external_link offset=1]
3. Kí kết và thực hiện cam kết quốc tế về thuế thu nhập của Việt Nam
Tại Việt Nam, thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đồng thời cho phép các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì việc đánh thuế trùng đã trở thành hiện tượng phổ biến. Vì thế, song song với việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế đáp ứng các nhu cầu về thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế của đất nước thì việc kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước được thực hiện một cách tích cực. Từ năm 1991, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1995, Việt Nam đã kí kết được 19 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, chủ yếu với các nước đang có đầu tư lớn tại Việt Nam như: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Anh, Pháp, Thụy Điển… Trong giai đoạn 0976080346, Việt Nam đã kí kết được thêm 15 hiệp định với các nước, đưa tổng số hiệp định kí kết lên 34, trong đó 33 hiệp định đã có hiệu lực thi hành.(1) Tính cho đến năm 2003 nước ta đã kí kết được trên 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần vói các quốc gia khác nhau. Đến nay, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam kí kết đã trở thành một bộ phận của pháp luật thuế của Việt Nam, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc kí kết và tuân thủ các quy định quốc tế về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập và thuế tài sản trong hiệp định đánh thuế hai lần biểu hiện thiện chí hợp tác, phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, đối với Việt Nam, các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần còn có vai trò định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện các luật thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Để các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã kí với các nước được thực hiện đúng và đầy đủ, Tổng cục thuế đã quy định và hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện trong ngành thuế như sau:
Đối với Tổng cục thuế, ngoài nhiệm vụ tham gia đàm phán và phục vụ kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước thì Phòng hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục thuế là đầu mối giúp Tổng cục thuế các công việc sau:
– Nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn và giải thích việc thực hiện đối với từng hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã có hiệu lực thi hành để trình Bộ hoặc Tổng cục ban hành theo thẩm quyền.
– Hướng dẫn và kiểm tra các cục thuế trong việc thực hiện các hiệp định.
– Nghiên cứu và tham gia đàm phán với cơ quan thuế nước ngoài về các ttanh chấp, khiếu nại xảy ra trong quá trình thực hiện hiệp định đòi hỏi phải giải quyết bằng thoả thuận song phương giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế nước ngoài.
– Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài theo quy định của hiệp định.
– Giải thích hiệp định cho các cục thuế và các đối tượng nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
Đối với cục thuế các tỉnh, thành phố, mỗi cục thuế các tỉnh, thành phố cần bố trí một tổ cán bộ từ 2 đến 3 người thuộc phòng đầu tư nước ngoài (đối vói những cục thuế đã được phép của Bộ tài chính thành lập phòng đầu tư nước ngoài) hoặc thuộc phòng thu thuế đối với các xí nghiệp quốc doanh (đối với những cục thuế chưa được thành lập phòng đầu tư nước ngoài) để làm nhiệm vụ:
[external_link offset=2]
Nghiên cứu các hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã kí với các nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện hiệp định này để thường xuyên giúp cục thuế cũng như các chi cục thuế nắm đựợc nội dung quy định của từng hiệp định và thực hiện đúng hiệp định.
Làm đầu mối của cục thuế trong việc giải thích hiệp định đối với tất cả các đối tượng nộp thuế ở mỗi tỉnh, thành phố.
Xác nhận các chứng từ đã nộp thuế ở Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có yêu cầu) để họ được phép khẩu trừ thuế ở nước ngoài.
Thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin để phục vụ việc trao đổi thông tin vói cơ quan thuế nước ngoài theo yêu cầu của Tổng cục thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cảm ơn bạn đã nhận xét!
Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày
[external_footer]