Mỗi người chúng ta sinh ra đều là một cá thể độc đáo, mỗi người mang một cá tính riêng, một màu sắc riêng. Không ai giống ai và không ai sống để làm bản sao của người khác. Vì vậy, hãy sống cuộc sống của chính mình và có một chính kiến riêng. Bạn đã từng nghe đến khái niệm “chính kiến” nhưng không biết nó có ý nghĩa gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Chính kiến là gì?
Chính kiến là ý kiến, quan điểm riêng của mỗi người trước một sự việc hoặc vấn đề nào đó. Bảo vệ chính kiến chính là bảo vệ ý kiến, quan điểm của chính mình. Người có chính kiến được xem là có lập trường bền vững, không dễ bị chao đảo hay bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh. Những tác động này có thể là những thay đổi trong cuộc sống, hoàn cảnh, lời nói, ý kiến hay tác động từ người khác.
Để biết ai đó có chính kiến hay không, chúng ta cần thời gian để quan sát hành động của họ và thấy rằng họ sử dụng lý trí vững chắc trong các quyết định của mình.
Tầm quan trọng của việc có chính kiến
Chính kiến đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, bởi:
-
Một người có chính kiến có thể trở thành một người đáng tin cậy, một người bạn đáng tin, một nhân viên xuất sắc, một ông chủ tuyệt vời và nhiều vị trí khác trong cuộc sống mà liên quan đến sự kết nối với mọi người. Niềm tin đạt được không chỉ nhờ tính cách tốt mà còn nhờ vào khả năng người khác có thể dựa vào trong bất kỳ tình huống nào.
-
Chính kiến giúp mỗi người duy trì lập trường, quan điểm của mình, từ đó đi đúng theo những định hướng, kế hoạch mà bản thân đã đề ra.
-
Sống có chính kiến không chỉ giúp con người sống đúng với “bản ngã” mà còn là yếu tố quan trọng để giúp con người thành công.
-
Khi có chính kiến, con người sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề một cách tỉnh táo và sáng suốt. Từ đó, họ cũng sẽ không bị động trước bất kỳ hoàn cảnh nào và thay vào đó, sẽ chủ động tìm phương án giải quyết và xử lí sao cho hiệu quả nhất.
Biểu hiện của người có chính kiến
-
Kiên định với ý kiến, lập trường của bản thân: Hãy giữ cho mình một cái đầu minh mẫn và tỉnh táo. Hạn chế nghĩ về cách người khác đánh giá mình và việc người khác nói gì về những hành động của mình.
-
Mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ, nhận định, quan điểm của bản thân về các khía cạnh khác nhau của vấn đề.
-
Không dễ bị dao động bởi lời nói và hành động của người khác. Người có chính kiến sẽ luôn giữ vững thái độ và mục tiêu của bản thân trước những khó khăn, trở ngại và thách thức.
-
Luôn chuẩn bị và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Chỉ khi đã có đủ lý lẽ và minh chứng cho những gì cần làm, họ mới có thể tự tin vào chính kiến của mình.
-
Không bảo thủ và ấu trĩ. Người có chính kiến biết lắng nghe ý kiến từ mọi người xung quanh. Họ lắng nghe và sử dụng trí tuệ để phân biệt phải – trái và điều chỉnh quan điểm sao cho phù hợp.
-
Người có chính kiến không bị dao động, chi phối và áp lực bởi những yếu tố khách quan như lời đồn, tư duy đám đông…
Vì sao con người cần phải có chính kiến?
Bên cạnh việc hiểu “chính kiến là gì?”, chúng ta cũng cần hiểu vì sao con người cần phải có chính kiến:
-
Có chính kiến giúp con người thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình. Người có chính kiến sẽ luôn bình tĩnh trước sự thay đổi của hoàn cảnh và không bị lung lay trước những ý kiến trái chiều của mọi người.
-
Người có chính kiến sẽ quyết đoán, tự tin và bản lĩnh trong tư duy cũng như trong cuộc sống. Họ có trí tuệ và tư duy phản biện. Do vậy, họ dễ dàng thành công trong cuộc sống và thường có đóng góp lớn cho xã hội.
-
Chính kiến mang lại điểm khác biệt, sự sáng tạo và bản lĩnh. Đó là yếu tố tạo nên con người lãnh đạo bản thân và lãnh đạo cộng đồng.
-
Người có chính kiến sẽ dễ dàng đạt được thành công vì họ dám nghĩ dám làm mà không bị những tác động của cuộc sống làm cho họ nhụt chí, nản lòng hay làm chệch hướng phát triển ban đầu.
-
Đứng trước một sự vật hoặc sự việc, mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Vì vậy, giữ chính kiến của mình là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu thường xuyên bị hoàn cảnh chi phối hay mải mê chạy theo ý kiến và đánh giá chủ quan của người khác.
-
Sống có chính kiến không có nghĩa là bỏ qua mọi đóng góp của người khác. Thay vào đó, đó là khả năng nhìn nhận, tiếp thu và chọn lọc ý kiến của người khác một cách tỉnh táo và sáng suốt. Chúng ta không đánh mất khả năng đánh giá vấn đề và chính kiến của mình.
Làm thế nào để trở thành người có chính kiến?
Để trở thành người có chính kiến, mỗi người cần:
-
Biết tiếp thu và xem xét lại quan điểm cá nhân để có cái nhìn toàn diện về tính đúng đắn và hợp lý. Mỗi cá nhân hãy suy nghĩ thấu đáo, có chính kiến trong mọi vấn đề. Đồng thời, hãy tiếp thu và tìm hiểu các ý kiến trái chiều để có cái nhìn toàn diện.
-
Để làm chủ cuộc đời và đạt được mục tiêu, mỗi con người cần có chính kiến của mình trước sự tác động của ngoại cảnh. Đồng thời, hãy tiếp thu và chọn lọc ý kiến của người khác một cách tỉnh táo và sáng suốt.
-
Sẽ có lúc bạn bị cảm xúc kiểm soát và ảnh hưởng tới tâm trạng hoặc quyết định của bạn. Lúc này, hãy bình tĩnh và giải quyết chúng một cách logic và lý trí.
-
Kiên định trong cuộc sống đòi hỏi sự hiểu biết về sự thận trọng, công bằng, sự đồng ý của ý chí để tuân theo. Hãy sử dụng can đảm để thực hiện những thay đổi cho dù chúng lớn hay nhỏ. Với thời gian, ngay cả những thay đổi lớn hơn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phân biệt chính kiến và chứng kiến
Nhiều người thường băn khoăn về cách viết chính tả đúng của chính kiến và chứng kiến. Thực tế, cả hai đều là từ viết đúng chính tả, tuy nhiên, mỗi từ mang một ý nghĩa khác nhau.
-
Chính kiến là những luận điểm, ý kiến của bản thân về một vấn đề trong xã hội. Trong rất nhiều luận điểm và ý kiến, bạn cần có chính kiến riêng, quan điểm riêng.
-
Chứng kiến là một động từ chỉ quá trình trực tiếp quan sát một tình huống, vấn đề nào đó vừa xảy ra trong cuộc sống.
Trên đây là nội dung bài viết về chính kiến. Hi vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.