1. Nghĩa của từ cám dỗ
“Cám dỗ” là từ đã được sử dụng từ rất lâu đời bởi con người, bởi nó mang ý nghĩa rõ ràng. Cám dỗ có ý nghĩa khơi gợi lòng ham muốn đến mức làm cho con người sa ngã.
Ngoài ra, cám dỗ còn có thể hiểu là những lôi cuốn của một hiện tượng hay một sự việc nào đó trong cuộc sống. Hoặc là sự kích gợi những ham muốn trong lòng mỗi con người, khiến con người vị sa ngã theo những lời cám dỗ nguy hiểm đó.
Có nhiều cách hiểu về cám dỗ, mỗi người sẽ có riêng những định nghĩa của riêng mình. Nhưng chung quy lại thì cám dỗ có ý nghĩa chung giống như định nghĩa nêu trên.
2. Biểu hiện của cám dỗ
Hiểu rõ về bản chất của những cám dỗ sẽ giúp bạn phòng tránh và kiềm chế được những loại cám dỗ này, mang đến sự phát triển cho chính bạn. Dưới đây là những loại cám dỗ trong cuộc sống mà bạn thường xuyên gặp phải. Hãy xem biểu hiện của những loại cám dỗ đó để có thể nhận ra một cách rõ ràng nhất.
2.1. Cám dỗ của dục vọng
Dục vọng, hay tượng trưng cho nhu cầu sinh lý của mỗi con người, của các loài sinh vật trên trái đất. Nhưng, việc lạm dụng hoặc là thực hiện sai cách sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
Việc chúng ta kiềm chế được cơn thỏa mãn là điều rất cần thiết để thể hiện được bản thân là một con người văn minh. Dục vọng trong phạm vi được cho phép, được pháp luật công nhận sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho hạnh phúc của con người, tạo nền tảng gia đình vững chắc. Tuy nhiên, nếu dục vọng đi trái với đạo đức và nhân cách của con người thì lại là vấn đề nhức nhối của xã hội, khiến rất nhiều người trở nên sa ngã, đi theo con đường lầm lỗi và tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đời sống của mỗi người.
2.2. Cám dỗ đến từ sự nóng nảy
Biết cách kiềm chế cơn giận giữ, nóng nảy chính là những thử thách khá khó khăn đối với mỗi người. Con người đã phải chứng kiến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến từ những cơn giận giữ.
Để kiểm soát cơn nóng giận của chính mình, bạn hãy luyện tập những cách để có thể giúp vượt vượt qua như: tập hít thở thật sâu, lựa chọn ở một mình để bình tĩnh trở lại. Sau đó mới nói chuyện với người khiến bạn bực tức khi tâm trạng đã trở nên thoải mái hơn.
2.3. Sự kiêu căng cũng là một loại cám dỗ
Sự kiêu căng là một trong những con quỷ dữ có thể giết chết đi con người thật của bạn. Nhiều người không nghĩ rằng, sự kiêu căng có thể làm lệch lạc đi lối sống của họ, và là một mối nguy hiểm cho xã hội.
Từ sự tự tin cho đến kiêu căng chỉ cách nhau một bước chân, cho nên bạn cần biết thế nào là sự tự tin và thế nào là sự kiêu căng, từ đó có thể kiểm soát được hành vi và thái độ lẫn lời nói của mình.
2.4. Đố kị làm con người ngày càng sống lỗi hơn
Ghen tị là một trong những vấn đề thuộc về nhận thức, đạo đức của con người. Chúng ta khó có thể khẳng định được chúng ta là con người hoàn toàn sống có đạo đức, bất kể là ai đi chăng nữa thì cũng sẽ có cả phần con lẫn phần người. Chính vì thế, sự đố kị trong mỗi con người có thể trỗi dậy lên bất cứ lúc nào.
Nếu chúng ta không biết cách kiểm soát sự ích kỷ trong lòng thì chúng ta chắc chắn sẽ khiến cho chúng ngày càng đi xa hơn, khiến cho tính cách của mình trở nên khó chịu, nhiều chuyện. Sự ghen tị đố kị của mỗi người đống nghĩa với những tham vọng của họ, họ muốn có được nhiều thứ hơn.
Thay vì bằng lòng với những gì đang có thì con người lại luôn muốn có hơn, những gì mình chưa có mà người khác có thì luôn đem lòng khao khát có được, nhưng lại bỏ thêm vào đó là cảm xúc không hài lòng khi người đó có thứ này mà mình không có, tại sao họ có mà mình không có…
Ngoài những biểu hiện của sự cám dỗ được nêu trên thì sự tham lam, lười biếng cũng chính là những biểu hiện thiết thực của sự cám dỗ trong đời sống của mỗi con người. Chính vì thế, các bạn hãy biết cách kiềm chế tất cả những nhược điểm mà xã hội công nhận để biết cách kiềm chế bản thân mình lại, phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.
3. Những cám dỗ trong đời sống
Cám dỗ có rất nhiều loại, nhiều hình thái khác nhau. Bản thân bạn khi đang ngồi làm việc mà thấy mẹ của mình nấu những món ngon thơm phức, hay chỉ là nhà hàng xóm nấu mà thôi thì đã đủ sức để kéo tâm trí bạn rời khỏi công việc, bài vở của mình.
Những cám dỗ mang gương mặt bình thường giản dị nhất, nhưng lại đủ sức khiến cho chúng ta bước sai cả một chặng đường dài, có người không thể quay đầu lại. Tiền và những khoái cảm là một dạng cám dỗ phổ biến nhất mà chúng ta từng gặp.
Đồng tiền có sức cám dỗ luôn bắt đầu từ sự đơn giản nhất, con người chỉ đơn giản nghĩ rằng, họ muốn kiếm thật nhiều tiền để có cuộc sống sung túc, để giúp những người thân yêu trong gia đình được sống đầy đủ và hạnh phúc. Thế nhưng, khi con người ta bắt đầu lao vào kiếm tiền thì chính mục đích của người ta là đồng tiền lại kéo người ta xa dần với gia đình, với người thân và những mục đích tốt đẹp được xây dựng lúc ban đầu.
Kiếm tiền là mục đích tốt đẹp, nhưng có những người vì kiếm tiền mà lại đi theo hướng không tốt đẹp, có những hành động không hề dễ thương, lầm đường lạc lối, đôi khi cần đến pháp luật can thiệp mới có thể dập tắt những cám dỗ này.
Cũng giống với đồng tiền, những khoái cảm có sự cám dỗ thật giản dị, đơn giản con người ta muốn tìm đến những cảm giác lạ, để có thể thay đổi không khí, chỉ là họ muốn có một cảm giác khác, là sự thay đổi công việc, hoặc là yêu một người mới…
Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng lại mang đến không biết bao nhiêu những sóng gió trong cuộc đời. Những cám dỗ đến một cách nhẹ nhàng, rồi nhẹ nhàng buộc ta lại bằng một sợi dây vô hình, xiềng xích chúng ta lại, nếu ta đứng yên thì không sao cả, nhưng chỉ cần cựa quậy là đã đủ để sợi dây này siết chặt ta lại.
4. Tác hại của cám dỗ
Cám dỗ chính là con quỷ dữ, chi phối toàn bộ cuộc sống của bạn nếu như bạn không biết cách kiểm soát, kiềm chế những loại cám dỗ trong đời sống. Để có thể chiến thắng được những cám dỗ ấy, bạn cần xác định và gọi tên được từng loại cám dỗ mà chẳng may bản thân bạn đang mắc phải, cơ chế hoạt động của những lời cám dỗ ấy.
5. Làm thế nào để vượt qua cám dỗ?
Chúng ta, có những người đấu tranh với chính mình, để chống lại cám dỗ? Nhưng có những người lại không mấy một chút đấu tranh tư tưởng nào mà nhanh chóng bị cám dỗ cuốn đi!
Bất cứ ai cũng có nguy cơ rơi vào cạm bẫy của cám dỗ, dù là người chưa trưởng thành hay đã trưởng thành. Cám dỗ có thể tới qua rất nhiều hình thức, Vậy, làm thế nào để có thể kháng cự lại cám dỗ?
5.1. Biết điểm yếu của mình
Nếu như lòng quyết tâm của chúng ta không vững thì rất có thể sẽ bị làm lung luôn trước những hoàn cảnh khiến bản thân mình rơi vào cám dỗ. Vì thế, bạn cần nhận thức rõ về bản thân mình, nếu như bạn luôn luôn khẳng định mình đúng, bản thân mình luôn có những quyết định chính xác, đúng đắn thì chắc chắn các bạn sẽ dễ dàng bị chi phối bởi cám dỗ.
5.2. Lường trước được sự cám dỗ
Nếu bạn đang trong trạng thái tỉnh táo và biết rằng mình đang không bị chi phối bởi cám dỗ, bạn cần nghĩ tới những tình huống có thể sẽ xảy ra, đối mặt với những cám dỗ giúp bạn đưa ra phương hướng bạn cần phải làm gì với những cám dỗ đó. Dù sao có sự chuẩn bị trước thì vẫn tốt hơn, bạn sẽ không bị ngỡ ngàng khi cám dỗ ập tới với bạn, bạn sẽ biết phải làm thế nào trong mỗi trường hợp.
5.3. Củng cố lòng tin vào bản thân
Đối với những người mắc phải cám dỗ, họ có nhận thức của riêng mình. Nếu như bản thân của họ đã rơi vào cám dỗ, nhưng vẫn biết điều đó sai trái và kiểm soát được bản thân, thì họ sẽ có được niềm tin với bản thân của họ, nhờ đó mà niềm tin đối với bản thân họ được củng cố.
Thế nhưng, cám dỗ có sức mạnh riêng của nó, nhưng nếu bản thân mỗi người biết cách kiểm soát chính mình thì sự cám dỗ không có cơ hội kiểm soát chính bạn. Thông qua những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu được đầy đủ cám dỗ là gì?